Trang chủ -> LỊCH SỬ VIÊT NAM -> Chú thích: Nam-Bắc triều và Đàng Ngoài-Đàng Trong
 03/06/2015 22:19


Bắc triều là khoảng thời gian nhà Mạc cầm quyền tại Thăng Long

Nam triều nhà Hậu Lê bắt đầu trung hưng, chiếm được vùng đất từ Thanh Hóa trở vào Nam

Thời Nam-Bắc triều kéo dài từ năm 1533 khi Nguyễn Kim mượn danh nghĩa phò vua Lê Duy Ninh chiếm được Tây Giai (Thanh Hóa), cho tới năm 1592 khi nhà Mạc mất Thăng Long.

Tàn quân nhà Mạc chạy lên mạn Bắc và được nhà Minh can thiệp cho ở đất Cao Bằng.

Đàng Ngoài (chữ Hán : 塘外), hay Bắc Hà (chữ Hán : 北河), hay Vương quốc Đông Kinh, là tên gọi là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Trịnh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, xác định từ phía bắc sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Kinh đô Đàng Ngoài là Thăng Long (còn gọi là Đông Kinh, Kinh Kỳ hay Kẻ Chợ).

Đàng Trong (Hán tự : 塘中), hay Nam Hà (Hán tự : 南河), Vương quốc Giao Chỉ, là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam.

Bắt đầu từ năm 1600, khi từ Bắc trở về Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã quyết tâm xây dựng một thế lực độc lập, và các đời chúa Nguyễn tiếp sau ở thế đối đầu với thế lực Vua Lê Chúa Trịnh, cho đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân.

      [quay lại]


Tổng số thành viên: 19604
Thành viên mới nhất: Mỹ Duyên
Đang trực tuyến: 7
Lượt truy cập: 4354791