Trang chủ -> Bài viết -> Thi tốt nghiệp THPT 2014 bốn môn, Ngoại ngữ là môn tự chọn
Thi tốt nghiệp THPT 2014 bốn môn, Ngoại ngữ là môn tự chọn
24/02/2014 17:15 (GMT + 7)


TTO - Chiều 24-2, Bộ GD-ĐT đã họp báo công bố chính thức thi tốt n ghiệp THPT năm 2014 gồm 4 môn, trong đó Ngoại ngữ là môn tự chọn.


Thí sinh ôn bài trước khi vào phòng thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
 
Theo dự thảo, học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn (chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý). Việc giảm số môn thi, sự vắng mặt môn ngoại ngữ trong nhóm môn thi và con số dự kiến 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp đang gây ra những suy nghĩ trái chiều nơi bạn đọc.
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến. 

Coi chừng chệch choạc từ nền móng

Theo tôi mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT được đưa ra trong quy chế thi ban hành theo thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT, ngày 6-3-2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là thích hợp. Học sinh tốt nghiệp THPT phải có những hiểu biết nhất định về kiến thức phổ thông, nhất là các môn khoa học xã hội nhân văn.

Thực hiện phương án thi tốt nghiệp 4 môn mà Bộ GD-ĐT đưa ra sẽ dẫn đến học sinh sẽ học lệch đa số sẽ chọn môn Lý, Hóa hoặc Sinh. Thiết nghĩ phương án trên đưa ra hơi sớm. Nếu sau này lộ trình trong đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, học sinh học đến lớp 9 cơ bản hoàn thành kiến thức phổ thông, lên bậc THPT chương trình học chỉ còn phân hóa theo năng lực và sở thích của học sinh khi đó cách thi sẽ khác thì có thể áp dụng phương án trên. Hiện nay chương trình bậc THPT cơ bản vẫn là kiến thức phổ thông, chỉ có khoảng 20% là kiến thức nâng cao.

Chúng ta đã có bài học về kỳ thi đại học năm 2011 khi hàng ngàn học sinh bị điểm 0 môn Sử, nếu áp dụng theo phương án trên, tôi nghĩ con số điểm 0 về môn Sử có thể còn cao hơn nữa và không phải môn Sử mà còn có môn Địa, môn tiếng Anh, nói chung là những môn không phải khối thi đại học - cao đẳng, để rồi học sinh sẽ không biết gì về kiến thức phổ thông hậu quả thật khó lường.

Chức năng chính của giáo dục phổ thông là dạy người, học sinh không học thì hậu quả rất lớn cho xã hội, còn chức năng chính của bậc học sau phổ thông là dạy nghề mặc dù Nhà nước ta có đưa dạy người vào đại học - cao đẳng nhưng khó kiểm định về hiệu quả.

Tôi đồng ý với ý kiến của một bạn đọc rằng "Bài toán giáo dục cần giải theo cách làm nhà của người nghèo... Ta xây móng thật vững sau ta lên tầng". Nếu nền móng không vững các tầng trên có đẹp bao nhiêu thì ngôi nhà cũng không bền và nguy cơ bị sụp đổ trước bão tố. Giáo dục con người phải chú trọng đầu tư giáo dục từ nhỏ đến lớn, từ bậc học nhỏ đến bậc học lớn, trong đó bậc học nhỏ, bậc học phổ thông chính là nền móng.

Hồ Xuân Hòe
(Báo Tuổi Trẻ)



 

Tổng số thành viên: 19602
Thành viên mới nhất: Vũ ngọc khánh
Đang trực tuyến: 15
Lượt truy cập: 4326252