Trang chủ -> II. Kinh tế -> 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA BIỂN - CỤM CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
 
29/01/2016 06:42

 

PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA BIỂN

CỤM CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ


(TOURISM ECONOMIC DEVELOPMENT OF MARITIME CULTURAL HERITAGE 

CLUSTER OF SOUTH CENTRAL COASTAL PROVINCES)

 

ABSTRACT

 

Author: BSc. NGUYEN TY
Teacher of  Tran Van Du High School, Phu Ninh, Quang Nam
Mobil: 0943.488.433
e-mail: nguyenty.c3tvd@gmail.com


     A country will develop if it is synchronously invested in culture, education, health and the last  is economic investment. On the contrary, the economic investment will effectively promote the development of culture, education and healthcare. This investment may be effective or not it is said to see the economic potential of each region, each locality and how to invest in them? According to Prof. Alan Phan, an economic expert, an international investor says that the economy of Viet Nam spearhead that is invested in two fields of Information Technology and Agriculture. However, for me, it is a field that can bring high profits that leaderships, the investors of the South Central Coastal provinces have not realized it is based on tourism investment in the maritime cultural heritage, the customs and traditions, the oldest traditional villages of the locality. I’d like to present an investment sector that is economic development of the South Central Coastal areas in Viet Nam: Tourism Economy Development of South Central Coastal cluster through the development of maritime cultural heritage tourism, spiritual tourism, experience tourism, traditional craft village tourism, ecotourism ...

South Central Coastal region includes eight provinces and cities: Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan, located in the main traffic routes north – south ,both roads and rails, sea and air, with convenient geographical position, near the Ho Chi Minh city and the key economic triangle Southeastern area, it is the gateway to the Highlands. General features of the provinces in this region is back against the majestic Truong Son range, face to the immense East sea.

The area has complex terrain, hills - mountains - forests - seas  which are interwovened created many wonders, the majestic landscapes and beaches with blue waters, white sand, sunshine. These are very convenient conditions for the provinces in the area of ​​tourism development with focus on  seas and islands.

Danang beach was voted as one of the six most attractive beaches on the planet by Forbes (USA) magazine. Nha Trang with many bays and beaches as the waves endlessly fascinating how travelers like Cam Ranh Bay, Van Phong Bay, Dai Lanh beach, Tru beach, Tam island, ... Phu Yen with a coastline 190km, many mountains and seas created many bays, marshes with natural beauty like: Vung Ro bay, Xuan Dai bay, Cu Mong lagoon, O Loan lagoon, Da Dia rapids....

Talking about island tourism can not forget to Cu Lao Cham (Quang Nam), Sa Huynh (Quang Ngai), Quy Nhon (Binh Dinh), Ninh Chu - Ca Na (Ninh Thuan), Mui Ne (Binh Thuan). Besides, both the  Truong Sa and Hoang Sa archipelagos also located on the territory of South Central Coastal provinces. This is the basis for the development of this kind of tourism, sports on sea, on sand and resources are extremely valuable to develop various marine ecotourism, diving in the future.

Visiting South Central Coast, travelers not only discover the charm of the island but also have the opportunity to visit and explore the cultural relics, unique history as Champa temples, the ancient Tra Ban, Truong Luy citadel. In particular, the archaeological site at Sa Huynh proved right from Iron Age, where civilization has developed and the first inhabitants of this land is the ancestor of the Cham.

In addition, the South Central Coast also has two world cultural heritages by UNESCO as Hoi An ancient town and My Son temples, annually attracts many domestic and foreign tourists to visit. The advantages of the South Central Coast provinces thanks to the nature created a maritime ​​cultural heritage, combined with long-standing traditions of the traditional craft villages of each region, each locality highlighted culture attracted tourists. Nowadays people travel not to seek artificial majestic beauty that people tend to look to nature, close to nature, looking to the rustic villages lingering wild character to incarnate into life with the rustic people, called tourism experience (homestay), they feel peaceful and forget the fatigue, enjoy real life as they are a member of that community.

To achieve this result the local government, investors must restore the maritime cultural heritages, historical and cultural relics, spiritual culture, traditional craft village culture creating a tourism cluster of South Central Coastal provinces, advertised through the mass media. That will bring profits in the process of economic integration between regions in the country and in the world. 

*****
 

Một đất nước sẽ phát triển nếu biết đầu tư đồng bộ về văn hóa, giáo dục, y tế để cuối cùng là đầu tư kinh tế, và ngược lại sự đầu tư kinh tế có hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển về văn hóa, giáo dục, y tế. Sự đầu tư nầy có mang lại hiệu quả hay không đó là biết nhìn thấy tiềm năng kinh tế của từng vùng, từng địa phương và cách đầu tư vào chúng như thế nào? Theo cố GS. TS. Alan Phan, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư quốc tế cho rằng nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam đó là đầu tư vào hai lĩnh vực Công nghệ thông tin và Nông nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi còn một lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao mà lãnh đạo, các nhà đầu tư các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ chưa nhận ra đó là đầu tư Du lịch dựa vào các Di sản văn hóa biển, các phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống lâu đời của các địa phương đó. Tôi xin đưa ra một lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam: Phát triển kinh tế du lịch cụm Duyên hải Nam Trung bộ thông qua phát triển du lịch di sản văn hóa biển, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái…

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, nằm ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, có vị trí địa lý thuận lợi, gần TP. Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên. Đặc điểm chung của các tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biển Đông bao la.

Khu vực này có địa hình phức tạp, đồi - núi - rừng - biển đan xen tạo nên nhiều kỳ quan, thắng cảnh hùng vĩ cùng những bãi tắm với biển xanh, cát trắng, nắng vàng thơ mộng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để các tỉnh trong khu vực phát triển du lịch mà trọng tâm là du lịch biển - đảo.

Biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Nha Trang với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm sóng gió miên man làm mê hồn biết bao du khách như: vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, bãi biển Đại Lãnh, bãi Trũ, hòn Tằm... Phú Yên với bờ biển dài 190km, nhiều nơi núi - biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ như: vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, ghềnh Đá Đĩa….

Nói đến du lịch biển đảo không thể không nhắc đến Cù lao Chàm (Quảng Nam), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ninh Chữ - Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận). Bên cạnh đó, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng nằm trên địa phận các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao trên biển, trên cát và là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển loại hình du lịch sinh thái biển, lặn biển trong tương lai.

Đến vùng Duyên hải Nam Trung bộ, du khách không chỉ khám phá sự quyến rũ của biển đảo mà còn có cơ hội tham quan, tìm hiểu những di tích văn hóa, lịch sử độc đáo như quần thể đền tháp Champa, thành cổ Trà Bàn, thành Trường Lũy. Đặc biệt, những di chỉ khảo cổ ở Sa Huỳnh đã chứng minh ngay từ thời kỳ đồ Sắt, nơi đây đã có nền văn minh phát triển và những cư dân đầu tiên ở vùng đất này chính là tổ tiên của người Chăm. 

Ngoài ra, Duyên hải Nam Trung Bộ còn có 2 Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là đô thị Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.

Điểm qua các di sản văn hóa biển, làng nghề của các tỉnh có thể là điểm đến để khai thác du lịch.

1. Đà Nẵng:  Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km.

Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 kilômét vuông, chiều dài 13 kilômét, chiều rộng 5 kilômét, nơi hẹp nhất 2 kilômét. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.

Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó. Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa linh Ứng tự linh thiêng và huyền bí là điểm đến lý tưởng của những người con của Phật Giáo và ngay cả những người không theo Phật.

Cùng với hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chăn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố yên bình này.

Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của nhân dân quanh vùng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng, T20…

Làng nghề:

- Trải qua những thử thách khốc liệt của thời gian, chiến tranh loạn lạc những làng nghề Đà Nẵng vẫn giữ cho mình nét hồn hậu, chân chất. Đà Nẵng có một số làng nghề truyền thống. Nổi tiếng nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước. Làng đá nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải - quận Ngũ Hành Sơn. Nghề chế tác đá ở đây được hình thành vào thế kỷ 18 do một nghệ nhân đến từ Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát sáng lập. Từ vật liệu là đá cẩm thạch, những nghệ nhân nơi đây chế tác các tác phẩm tượng Phật, tượng người, tượng thú, vòng đeo tay,...

- Làng chiếu Cẩm Nê nằm cách trung tâm thành phố 14 km về phía tây nam thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.

- Gắn với nghề cá và truyền thống đi biển của ngư dân, ở Đà Nẵng còn có làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành vào đầu thế kỷ XX.

Lễ hội:

Các lễ hội truyền thống của Đà Nẵng đã có từ rất xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lễ hội của ngư dân Đà Nẵng được gọi là lễ hội Cá Ông.

- Lễ hội lớn nhất ở Đà Nẵng là lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960.

- Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào ngày quốc khánh 2 tháng 9 hàng năm trên dòng sông Hàn.

2. Quảng Nam: Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).

Lễ hội:

+ Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.

+ Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.

+ Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần".

+ Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.

+ Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An.

Làng nghề truyền thống

- Làng Rau Trà Quế: Một trong những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Hội An là làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, cách trung tâm phố Hoài chừng 3 km. Nếu đã trót mê những món ngon nức tiếng Hội An như cao lầu, cơm gà, tôm hữu... thì bạn nên về đây để hiểu vì sao món ăn phố cổ lại ngon đến như vậy khi sử dụng rau Trà Quế.

Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với hơn 20 loại rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng các loại rong lấy từ dưới sông. Nhờ vậy đã tạo ra loại rau có hương vị đặc biệt, làm nên bản sắc độc đáo cho các món ăn Hội An.

Vùng đất Trà Quế được hình thành cách đây hơn 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế. Những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông, nhận ra sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên nên đã hình thành làng trồng rau sử dụng sự màu mỡ do rong đem lại.

Không cần phân bón hóa học, cây rau sống trên đất tơi xốp quyện với rong hóa mùn mà lên mươn mướt, tạo nên sắc thái riêng cho rau Trà Quế. Cho đến nay, tổng diện tích trồng rau sạch đã gần 20 ha, với khoảng 200 hộ dân .

- Làng gốm Thanh Hà (Ngoại ô Hội An)

- Làng mộc Kim Bồng

- Làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn)

- Làng dệt Mã Châu (Duy Xuyên)

- Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên)

- Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên)

- Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, Hội An)

- Làng trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc)

- Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ)

3. Quảng Ngãi: Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi có 150 km đường bờ biển kéo dài từ An Tân đến Sa Huỳnh nên có nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh Khe Hai, Lệ Thủy, Minh Tân...

- Quảng Ngãi có các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh (cách đây 2000 đến 3000 năm).

- Chùa Ông với kiến trúc là sự kết hợp giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt,

- Văn hóa Chăm-Pa với Thành cổ Châu Sa, ngoài khơi có đảo Lý Sơn với các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh như Xóm Ốc, suối Chình, văn hóa Chămpa.

- Có lẽ không có tỉnh nào, ngoài các di tích cách mạng, di tích danh nhân, di tích thắng cảnh, hội đủ các loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch di tích lịch sử cách mạng, du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch sinh thái.

Làng nghề:

- Đan lưới, Đan rỗ lồng ở Thuận Phước

- Nón lá Chợ Đình 

- Nghề đan võng ở Đức Chánh


[xem tiếp]


Tổng số thành viên: 19602
Thành viên mới nhất: Vũ ngọc khánh
Đang trực tuyến: 11
Lượt truy cập: 4325711