Trang chủ -> LỊCH SỬ VIÊT NAM -> Chương XIII. NHÀ NGUYỄN (1802 - 1945) - QUAN CHẾ NHÀ NGUYỄN
 11/05/2015 11:24


QUAN CHẾ NHÀ NGUYỄN


Quan chế nhà Nguyễn là một định chế cấp bậc phẩm hàm quan lại phong kiến kiểu Trung Hoa.

Hình thành

Dưới thời vua Gia Long còn sơ khai, chủ yếu vẫn tuân thủ giống như chế độ quan lại nhà Hậu Lê (đã được định hình từ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông).

Sang triều Minh Mạng, sau cải cách về hành chính và luât pháp, nhà vua đã quy định lại chế độ quan lại của triều đình, áp dụng chế độ quan lại của nhà Thanh bên Trung Hoa vào Việt Nam. Vua chia quan lại toàn bộ triều đình làm chín phẩm, tức Cửu phẩm, trong mỗi phẩm lại chia thành hai cấp: Chánh (chính) và Tòng (phó). Như vậy hệ thống quan chế nhà Nguyễn gồm tất cả 18 cấp từ cao tới thấp. Trong mỗi cấp đều có hai ban văn, võ. Quan lại đứng đầu triều đình thuộc hàm Nhất phẩm, là các Đại học sĩ và Đô thống phủ đô thống. Đứng đầu các Bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công, và Học, sau này) là quan Thượng thư (hàm Nhị phẩm). Đứng đầu các vùng hành chính cũng là một chức quan hàm nhị phẩm là Tổng đốc (phụ trách hai hay ba tỉnh thành).

Quan chế triều Gia Long

Năm 1804, vua Gia Long ban chiếu định quan chế về Văn giai.

- Tôn nhân phủ Tôn nhân lệnh.

- Tam thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo

- Chánh nhất phẩm: Tôn nhân phú Tả Hữu tôn chính; Thiếu sư; Thiếu phó; Thiếu bảo

+ Tòng nhất phẩm: Tham chính; Tham nghị; Thị trung đại học sĩ.

- Chánh nhị phẩm: Thượng thư (6 bộ) và Tả Hữu Đô ngự sử viện Đô sát

+ Tòng nhị phẩm: Tham tri (6 bộ); Tuần phủ; Tả Hữu Phó đô ngự sử; Tán lý viện Đô sát (không định ngạch);

- Chánh tam phẩm: Chánh Thiêm sự; Thị trung trực học sĩ; Thị trung học sĩ; Trực học sĩ các điện; Hiệp trấn các trấn; Cai bạ và Ký lục công đường các dinh.

+ Tòng tam phẩm: Thiếu Thiêm sự; Chánh dinh Cai bạ; Tham tán các quân (có việc mới đặt); Thượng bảo khanh; Thần sách quân tham quân

- Chánh tứ phẩm: Quốc Tử Giám đốc học; Thiêm sự (6 bộ); Thượng bảo thiếu khanh; Đông các học sĩ; Tham quân tham mưu các quân dinh (không định ngạch); Cai bạ cung Trường Thọ và Hiệp trấn các trấn.

+ Tòng tứ phẩm: Quốc Tử Giám Phó đốc học; Tuyên phủ sứ; Thị trung tham luận; Điển quân các quân dinh; Cai bạ Điển quân (không định ngạch)

- Chánh ngũ phẩm: Thị nội tham luận; Thần sách quân tham luận (không định ngạch); Hàn lâm viện Thừa chỉ; Thị giảng; Thị độc; Chế cáo; Thị thư; Tu soạn; Đốc học các trấn dinh.

+ Tản giai Chánh ngũ phẩm có: Khâm thiên giám giám chính; Thái y viện Ngự y; Chánh cai bạ tầu.

- Tòng ngũ phẩm: Phó đốc học các dinh trấn; Tham luận các quân dinh; Cai bạ các biệt đạo; Điển quan tham luận (không định ngạch)

+ Tản giai Tòng ngũ phẩm: Chánh dinh tri bạ; Thị trung cai án tri bạ; Thị nội cai án tri bạ; Thần sách quân thư ký cai án tri bạ; Tri bạ tầu; Trưởng đồ tham luận; Tu thiện cai án; Lệnh sử Ty Câu kê thuộc 6 bộ; Đồ gia cai án tri bạ; Đồ gia Lệnh sử ty Câu kê; Lệnh sử tầu ty Câu kê; Thư ký các trấn dinh cai án tri bạ; Cai án tri bạ các biệt đạo; Khâm thiên giám Giám phó; Thái y viện Ngự y phó; Khâm thiên giám chiêm hậu

- Chánh lục phẩm: Tri phủ

+ Tòng lục phẩm: Thị thư viện; Cống sĩ viện.

+ Tản giai tòng lục phẩm có: Cai hợp ty; Lệnh sử ty 6 bộ; Thị trung cai hợp; Thị nội cai hợp; Thần sách quân cai hợp; Trường Thọ cung cai hợp; Khôn Đức cung khai hợp; Chư quân dinh cai hợp; Thái y viện Y chính; Đồ gia Lệnh sử ty cai hợp; Lệnh sử tầu ty cai hợp; Câu kê 2 ty các trấn dinh.

- Chánh thất phẩm: Tri huyện; Tri châu.

+ Tòng thất phẩm: Tản giai Tòng thất phẩm có: Thủ hợp ty Lệnh sử (6 bộ); Thị trung thủ hợp; Thị nội thủ hợp; Thần sách thủ hợp; Thủ hợp các dinh quân; Thái y viện Y phó; Đồ gia Lệnh sử ty thủ hợp; Lệnh sử tầu ty phụng hợp; Cai hợp 2 ty chư trấn dinh; Cai hợp ty Chiêm hậu; Cai án tri bạ các trấn dinh; Bình luận các đầu nguồn, cửa biển; Cai hợp các biệt đạo; Tri án cai hợp các thủ sở.

- Chánh bát phẩm: Trợ giáo Nho học huấn đạo; Huấn đạo.

+ Tản giai Tòng bát phẩm: Tư lệnh sử bản ty 6 bộ; Trường Thọ cung Lệnh sử ty bản ty; Khôn Đức cung lệnh sử ty bản ty, Y viện đồ gia Lệnh sử ty bản ty; Lệnh sử tầu ty bản ty; Chiêm hậu lại ty bản ty; Thủ hợp 2 ty các trấn dinh; Thủ hợp ty Chiêm hậu; Thủ hợp các trấn dinh biệt đạo; Chu thủ hợp các thủ sở.

- Chánh cửu phẩm: Lễ sinh Quốc Tử Giám; Lễ sinh các phủ.

+ Tản giai Tòng cửu phẩm: Bản ty 2 ty các trấn dinh; Chiêm hậu các trấn dinh; Lệnh sử các biệt đạo; Lệnh sở các thủ sở; Ký lục; Vị nhập ký lục các phủ; Đề lại thuộc phủ thuộc huyện; Cai phủ tào; Ký lục tào; Lương y ngoại khoa; Lương y pháp lục; Tướng thần; Xã trưởng; Thôn trưởng; Trang trưởng; Cai trại; Tự thừa; Cai hợp; Thủ hợp tại gia.

Quan chế triều Minh Mạng

Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), vua Minh Mạng đem quan chế Gia Long tham khảo chức danh các đời và định chức hàm như sau:

Ban văn

- Chánh nhất phẩm: 4 Đại học sĩ gồm có: Cần chính điện Đại học sĩ; Văn minh điện Đại học sĩ; Võ hiển điện Đại học sĩ; Đông các Đại học sĩ. Cáo thụ đặc tiến Vinh lộc đại phu

+ Tòng nhất phẩm: Hiệp biện Đại học sĩ; Cáo thụ Vinh lộc đại phu

- Chánh nhị phẩm: Thượng thư (6 bộ); Đô sát viện Tả Hữu đô ngự sử. Cáo thụ Tư thiện đại phu; Tổng đốc

+ Tòng nhị phẩm: Tả Hữu Tham tri (6 bộ); Tả Hữu Đô sát viện phó đô ngự sử. Cáo thụ Trung phụng đại phu.

- Chánh tam phẩm: Tả Hữu thị lang (6 bộ); Hàn lâm viện chưởng viện học sĩ; Hàn lâm viện Trực học sĩ; Thông chính sứ ty Thông chính sứ; Bố chính sứ; Đại lý tự khanh; Thái thường tự khanh; Thị lang phủ Nội vụ; Thị lang Vũ khố; Thiêm sự phủ Thiêm sự; Phủ doãn phủ Thừa Thiên; Hiệp trấn các trấn. Cáo thụ Gia Nghị đại phu.

+ Tòng tam phẩm: Thông chính phó sứ, Quang Lộc tự khanh, Thái Bộc tự khanh

- Chánh tứ phẩm: Hồng lô tự Khanh; Đại lý tự thiếu Khanh; Thái thường tự thiếu Khanh; Quốc Tử Giám Tế tửu; Lang trung (6 bộ); Hàn lâm viện thị độc học sĩ; Lang trung phủ Nội Vụ; Lang trung Vũ Khố; Thiếu Thiêm sự phủ thiêm sự; Tào chính sứ ty Tào chính sứ; Thương bạc ty Thương bạc sứ; Phủ thừa phủ Tôn nhân; Phủ thừa phủ Thừa Thiên; Tham biện các trấn; Hoàng tử phủ Trưởng sử; Thân công phủ Trưởng sử. Cáo thụ Trung thuận đại phu.

+ Tòng tứ phẩm: Thượng bảo thiếu Khanh; Quang lộc tự thiếu Khanh; Thái bộc tự thiếu Khanh; Quốc Tử Giám Tư nghiệp; Hàn lâm viện thị giảng học sĩ; Từ tế ty Từ tế sứ; Hoàng tử phủ Phó trưởng sử; Thân công phủ Phó trưởng sử. Cáo thụ Triều liệt đại phu.

- Chánh ngũ phẩm: Hồng lô tự thiếu Khanh; Viên ngoại lang ty Thanh lại; Hàn lâm viện Thị độc; Lục Khoa cấp sự trung; Giám sát ngự sử các đạo; Đốc học các trấn, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự; Viên ngoại lang ty Thanh thận phủ Nội vụ và ty Thanh thận Vũ Khố; Viên ngoại lang Từ tế phó sứ ty Từ tế, Viện Thái y Ngự y, Khâm thiên giám Giám chính; Tào chính phó sứ ty Tào chính; Thương bạc phó sứ ty Thương bạc. Cáo thụ Phụng nghị đại phu.

+ Tòng ngũ phẩm: Hàn lâm viện Thừa chỉ; Thị giảng; Miếu lang; Tri phủ; Thái y viện Phó ngự y; Khâm thiên giám Giám phó; Tri bạ Cẩm y thị trung. Cáo thụ Phụng thành đại phu.

- Chánh lục phẩm: Ty Thanh lại 6 bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Nội vụ phủ, Thanh Thận ty, Vũ khố Thanh Thận ty, Tào chính Thanh cần ty, Thương bạc ty; Hộ thành binh mã ty; Chủ sự các phủ; Đồng Tri phủ; Tri huyện trong kinh; Khâm thiên giám ngũ quan chính; Thị nội kiêu kỵ, phi kỵ và thần sách tri bạ. Sắc thụ Thừa vụ lang.

+ Tòng lục phẩm: Hàn lâm viện tu soạn; Tri huyện các huyện; Huyện thừa Kinh huyện; Học chính Quốc Tử Giám; Giám thành vòng thành chư quân; Vệ cơ tri bạ ở các thành, trấn và đạo; Thổ Tri phủ. Sắc thụ Văn lâm lang.

- Chánh thất phẩm: Hàn lâm viện Biên tu; Tư vụ ty Thanh lại (6 bộ); Lục sự viện Đô sát, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, ty Thanh thận phủ nội vụ, ty Thanh Thận vũ khố, ty Thanh cần tào chính, ty Thương bạc, ty binh mã hộ thành, ty Văn hàn phủ Hoàng tử, Thừa biện ty Tư vụ phủ Tôn nhân; Quốc Tử Giám Giám thừa; Huyện thừa các huyện; Linh đài lang Khâm thiên giám; Cáo thụ các phủ; Tả Hữu kinh lịch phủ Thừa Thiên; Tả Hữu kinh lịch các thành, trấn, đạo. Sắc thụ Trung sĩ lang.

+ Tòng thất phẩm: Hàn lâm viện Kiểm thảo; Miếu thừa; Thái y viện Y chính; Linh đài lang ty Chiêm hậu các thành, trấn, đạo; Hiệp thủ các cửa ải, đồn biên; Thổ tri châu; Thổ tri huyện. Sắc thụ Trung sĩ tá lang

- Chánh bát phẩm: Huấn đạo các huyện, Ty Thanh lại 6 bộ, Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Ty Thanh thận Vũ khố, ty Thanh cần Tào chính, ty Thương bạch, Khâm Thiên giám, ty Từ Tế, ty Văn hàn phủ Hoàng tử, ty Thừa biện Tôn nhân phủ; Chánh bát phẩm thư lại các thành, trấn, đạo và phủ Thừa Thiên; Ngoại khoa nhân chính Thái y viện; Tri sự các phủ; Chánh bát phẩm hành nhân ty Hành nhân. Sắc thụ Tu chức lang.

+ Tòng bát phẩm: Hàn lâm viện Điển bạ; Thái y viện Y phó; Cẩm y thị trung; Hộ thành binh mã ty; Hoàng tử phủ Văn hàn ty; Tòng bát phẩm thư lại; Thân công phủ Chủ bạ; Tri sử các huyện; Thổ huyện thừa. Sắc thụ tu chức tá lang.

- Chánh cửu phẩm: Ty Thanh lại 6 bộ; Thái thường tự; Quang lộc tự; Thái bộc tự; Hồng lô tự; Ty Thanh thận phủ Nội vụ; Ty Thanh Thân vũ khố; Ty Thanh cần tào chính; Ty Thương bạc; Khâm thiên giám; Ty Từ tế; Thị nội Kiêu kỵ, phi kỵ; Thần sách; Hộ lăng; Ty văn hàn phủ Hoàng tử; Ty thừa biện phủ Tôn nhân; Chánh cửu phẩm thư lại các thành, trấn, đạo và phủ Thừa Thiên; Ngoại khoa y phó; thừa y viện; Y sinh Thái y viện; Tự thừa Văn miếu các thành, trấn, đạo; lại mục ở phủ; Tương y ty Tượng y phó; Chánh cửu phẩm Hành nhân ty Hành nhân. Sắc thụ Đăng sĩ lang.

+ Tòng cửu phẩm: Hàn lâm viện Đãi chiếu; Điển tịch; Quốc Tử Giám; Thái y viện ngoại khoa Y sinh; Ty Hộ thành binh mã; Hoàng tử phủ Văn hàn ty; Thân công phủ Văn hàn ty; Ngũ hộ Lục kiên ở các quân; Giám thành vọng thành; Lý thiện; Tuần bạc Tuần thành các vệ, cơ, đội ở các thành, trấn, đạo; Tòng cửu phẩm thư lại ở Nam, Bắc tào; Y sinh ty lương y các thành, trấn, phủ, đạo; Lại mục ở huyện; Cai tổng; Tương y sinh ty Tượng y; Thổ lại mục. Sắc thụ Đăng sĩ tá lang.

- Vị nhập lưu: Vị nhập lưu thư lại ở các bộ, viện, phủ, ty, giám, tự, ty văn hàn hàm phủ Hoàng tử, phủ Thân công; các đội, vệ, cơ ở các thành, trấn, đạo, Lễ sinh ở Văn Miếu…

Ban võ

Chức hàm võ giai được vua Minh Mạng định năm 1826, không thay đổi, như sau:

- Chánh nhất phẩm: Đặc tiến Tráng võ tướng quân Thượng trụ quốc; Tả Hữu trụ quốc; Ngũ quan đô đốc thông phủ Đô thống chưởng phủ sự.
   + Tòng nhất phẩm: Tráng võ tướng quân Thượng trụ quốc; Xưng họ mỗ mỗ công; Chư quân dinh đô thống, Thuỷ sư đô thống chế

- Chánh nhị phẩm: Nghiêm uy tướng quân. Thượng hộ quân; Thống chế, đề đốc
   + Tòng nhị phẩm: Hùng uy tướng quân. Hộ quân; Chưởng vệ, Đô chỉ huy sứ, Tập ấm khinh xa đô uý

- Chánh tam phẩm: Anh dũng tướng quân. Khinh xa đô uý; Nhất đẳng thị vệ, Chỉ huy sứ, Vệ uý...
   + Tòng tam phẩm;: Phấn dũng tướng quân. Khinh xa uý.

- Chánh tứ phẩm: Minh nghĩa đô uý. Thân quân hiệu.
   + Tòng tứ phẩm: Tín nghĩa đô uý, Phó thân quân hiệu, xưng họ mỗ mỗ hầu.

- Chánh ngũ phẩm: Võ công đô uý, Hộ quan hiệu.
   + Tòng ngũ phẩm: Kiến công đô uý, Phó hộ quan hiệu.

- Chánh lục phẩm: Tráng tiết tá kỵ uý, Hộ quan hiệu.
   + Tòng lục phẩm: Kinh tiết tá kỵ uý, Phó hộ quan hiệu.

- Chánh thất phẩm: Hiệu trung kỵ uý
   + Tòng thất phẩm: Hiệu trung tá kỵ uý

- Chánh bát phẩm: Trung tín hiệu uý
   + Tòng bát phẩm: Trung tín tá hiệu uý

- Chánh cửu phẩm: Hiệu lực hiệu uý
   + Tòng cửu phẩm: Hiệu lực tá hiệu uý

- Xưng là phủ quân họ mỗ.

Cải cách quan chế năm 1831 - 1832

Cùng với cải cách địa chính các năm 1831, 1832: đổi các trấn thành tỉnh và chia địa chính Việt Nam thành 31 tỉnh, thì vua Minh Mạng cũng tiến hành sửa đổi hệ thống quan chế theo lối nhà Thanh (Trung Quốc). Thay thế các chức quan Tổng trấn, Hiệp trấn bằng chức Tổng đốc. Đặt thêm các chức Tuần phủ (tương đương với Tỉnh trưởng), Bố chính sứ ở các tỉnh thành. Cải cách này theo hướng tập quyền hơn vào triều đình trung ương, so với quan chế thời Gia Long (vốn phân chia quyền hành bớt cho các Tổng trấn).

Lương bổng các quan viên

Phủ phụ chính triều vua Duy Tân. Từ trái sang phải: Tôn Thất Hân (thượng thư bộ Hình), Nguyễn Hữu Bài (thượng thư bộ Lại), Huỳnh Côn (thượng thư bộ Lễ), Hoàng thân Miên Lịch, Lê Trinh (thượng thư bộ Công), Cao Xuân Dục (thượng thư bộ Học)

Năm Kỷ Hợi 1839, (năm Minh Mạng thứ 20), vua định lương bổng đồng niên và tiền xuân phục cho các quan viên như sau:

- Chánh nhất phẩm: tiền 400 quan, gạo 300 phương, tiền xuân phục 70 quan.
- Tòng nhất phẩm: tiền 300 quan, gạo 250 phương, tiền xuân phục 60 quan.
- Chánh nhị phẩm: tiền 250 quan, gạo 200 phương, tiền xuân phục 50 quan.
- Tòng nhị phẩm: tiền 180 quan, gạo 150 phương, tiền xuân phục 30 quan.
- Chánh tam phẩm: tiền 150 quan, gạo 120 phương, tiền xuân phục 20 quan.
- Tòng tam phẩm: tiền 120 quan, gạo 90 phương, tiền xuân phục 16 quan.
- Chánh tứ phẩm: tiền 80 quan, gạo 60 phương, tiền xuân phục 14 quan.
- Tòng tứ phẩm: tiền 60 quan, gạo 50 phương, tiền xuân phục 10 quan.
- Chánh ngũ phẩm: tiền 40 quan, gạo 43 phương, tiền xuân phục 9 quan.
- Tòng ngũ phẩm: tiền 35 quan, gạo 30 phương, tiền xuân phục 8 quan.
- Chánh lục phẩm: tiền 30 quan, gạo 25 phương, tiền xuân phục 7 quan.
- Tòng lục phẩm: tiền 300 quan, gạo 22 phương, tiền xuân phục 6 quan.
- Chánh thất phẩm: tiền 25 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
- Tòng thất phẩm: tiền 22 quan, gạo 20 phương, tiền xuân phục 5 quan.
- Chánh bát phẩm: tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 5 quan.
- Tòng bát phẩm: tiền 20 quan, gạo 18 phương, tiền xuân phục 4 quan.
- Chánh cửu phẩm: tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.
- Tòng cửu phẩm: tiền 18 quan, gạo 16 phương, tiền xuân phục 4 quan.

Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

Nhìn chung bộ máy quan lại triều Nguyễn không cồng kềnh, nhưng tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề lớn trong hàng ngũ quan lại. Để hạn chế tệ tham nhũng, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng đảm bảo cuộc sống ổn định, khá giả cho đội ngũ quan lại.

Đồng thời, trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội này.

Mặc dù triều Nguyễn đã có nhiều cố gắng rất lớn, tệ tham nhũng là một vấn đề lớn của triều đại nhà Nguyễn. Nhiều bằng chứng vào thời đó cho thấy những sự hà lạm của quan lại như tiếm nghịch, biển thủ của công và ăn hối lộ không phải là hiếm. Nguyên nhân của việc này nằm ở chỗ hệ thống hành chính thiếu sự kiểm tra và điều khiển. Quyền lực tuyệt đối của vị Hoàng đế đặt lên trên các thần dân đã thành nguyên tắc, đưa dân chúng vào khuôn phép, phải tuân lệnh từ bên trên. Các quan chức triều đình không ai giám sát các quan ngoài Hoàng đế trong khi vị vua này không thể đủ sức lo xuể tất cả mọi vấn đề. Nhà vua là cơ quan chủ động của guồng máy hành chính tập trung nhưng lại không đủ khả năng để điều hành toàn bộ guồng máy này.

                          [quay lại]


Tổng số thành viên: 19604
Thành viên mới nhất: Mỹ Duyên
Đang trực tuyến: 11
Lượt truy cập: 4354469