Trang chủ -> Tâm lý giáo dục -> Đa nhân cách, Người nhiều mặt và Tự kỷ ám thị!
 12/04/2015 07:38


Đa nhân cách, Người nhiều mặt và Tự kỷ ám thị!


Có lẽ ai cũng đã từng có những lúc mất kìm chế làm những hành động mà sau đó khi tĩnh tâm lại ta lại tự trách mình và đôi khi là “Không hiểu sao mình làm vậy”!

Hiện tượng đó là gì?

Người ta nói đến Đa nhân cách hay Rối loạn đa nhân cách (Multi Personality Disorder – MPD). Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, Rối loạn đa nhân cách là:

Một dạng bệnh lí tâm thần mà biểu hiện là sự mất ý thức về mình. Do không ý thức được (hay có nhưng không chắc chắn) “mình là ai” nên thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không rành mạch, vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và lại đồng nhất hoá với một nhân cách thứ ba, thứ tư, vv. Trong lịch sử y học đã có trường hợp lần lượt thay đổi tới sáu nhân cách khác nhau. Thường có liên quan đến bệnh mất trí nhớ.

Người chính trong con người mắc bệnh MPD được gọi là Chủ thể, các “người” còn lại gọi là Khách thể (khách thể chiếm ít thời gian và xuất hiện do một biến cố tâm lý nào đó). Chủ thể thường không biết đến sự tồn tại của các khách thể.

Có một quyển truyện nổi tiếng dựa trên câu chuyện có thật là “Hãy kể giấc mơ của em” của Sydney Sheldon. Cuốn truyện kể về một cô gái mắc bệnh MPD. Chủ thể là Ashley, một cô gái hiền lành, xinh đẹp, người Mỹ. Hai khách thể với hai nhân cách hoàn toàn khác. Một là Toni, một cô gái xinh đẹp người gốc Anh, hát hay, ăn chơi, tinh ranh và căm thù đàn ông. Một là Allette, cô gái xinh đẹp gốc Ý, vẽ đẹp, nhút nhát… Toni (khách thể) đã giết chết 5 người đàn ông, điều này dẫn đến Ashley (chủ thể) bị phát hiện và phải ra tòa. Luật sư David đã cùng với các bác sĩ chứng minh được Ashley bị MPD và không phải chịu trách nhiệm về những vụ án mạng (Ashley hoàn toàn không biết gì! Giống như “hai anh em sinh đôi bị dính liền, một người phạm tội thì không thể xử được vì người kia không có tội” – lời của luật sư David). Sau đó Ashley được đưa đến bệnh viện tâm thần, ở đây cô đã được chữa khỏi bệnh sau 6 năm bằng cách cố gắng cho 3 “con người” chấp nhận nhau! Khi 2 khách thể chấp nhận chủ thể và ngược lại bằng cách tìm ra cú sốc tâm lý phát sinh ra hai khách thể thì hai khách tự mất đi!

Trong thực tế đã có nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này (đặc biệt tại Mỹ).

Nhìn vào MPD và xem lại chính mình để thấy ai trong mỗi chúng ta đều bị “một chút xíu” MPD!!! Thực ra chính xác hơn là “đa tính cách” (chứ không phải đa nhân cách)!

Đa tính cách là một con người nhưng có những tính cách khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Con người đó vẫn là người đó, họ ý thức được những gì họ làm. Lúc thì luôn nhẹ nhàng, lúc thì cáu bẳn, nóng nảy, lúc trầm tĩnh, lúc vui nhộn! Có lẽ ai trong chúng ta cũng vậy! Chỉ có ít hơn hay nhiều hơn mà thôi! Có những người giữ được tính cách ổn định hơn những người khác!

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khác nhau dễ tạo ra những con người đa tính cách. Ở cơ quan có thể là một người rất nóng nảy nhưng về nhà lại luôn nhẹ nhàng. Cũng có thể ngược lại. Hoặc ra ngoài xã hội thì nói liền tù tì nhưng về nhà thì chẳng nói gì bao giờ!

Có lẽ cũng như MPD, mỗi tính cách trong con người đa tính cách xuất hiện cũng do những tổn thương tâm lý trong cuộc sống! Nhưng có lẽ những tổn thương này nhẹ nên không tạo ra nhân cách mới (nên không bị MPD).

Có thể những thất bại trong cuộc sống, trong tình yêu, sự áp đặt của người khác,… tạo ra sự tổn thương trong tâm trí dẫn đến phát sinh tính cách?

Điều thường xảy ra hơn có lẽ là tính “tự kỷ ảm thị”!

Theo wikipedia: Tự kỷ ám thị là tự nói thầm với chính mình về một điều nào đó với chính mình, không phải người khác.

– Mức độ nặng: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.

– Mức độ nhẹ: Thường hay băn khoăn về bản thân, tốn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về hành vi của chính mình (đã xảy ra và sắp xảy ra).

+ Mất cân bằng trong sinh hoạt. Cụ thể: đối với những việc mà người bệnh có hứng thú thì người bệnh thường tập trung làm 1 cách điên cuồng (quên ăn, quên ngủ), ngược lại nhưng việc khác (cho dù cũng rất quan trọng) cũng thường bị phớt lờ, bỏ qua.

+ Hay cãi, hay tranh luận (chỉ những vấn đề mà người bệnh hay tập trung suy nghĩ)

+ Thường hay mơ mộng viễn vông (nhiều quá mức bình thường).

+ Rụt rè, thiếu quyết đoán, hay tủi thân.

Có lẽ trong mỗi con người đều có “tự kỷ ám thị”. Có lẽ tự kỷ ám thị tạo ra bởi sự áp đặt của cha, mẹ hay của cộng đồng xung quanh (lớp, họ hàng, bạn bè trong xóm,…) đối với trẻ em. Việc này kéo dài làm trẻ mặc cảm về một khía cạnh nào đó của mình! Bề ngoài trẻ không dám thể hiện mình nhưng ngược lại lại có nhu cầu khẳng định mình dẫn đến các phản ứng không thực chất!

Theo wikipedia: Các biểu hiện bệnh lý:

- Ít nói, rụt rè, nhút nhát. Hay đưa ra nhận xét thay vì đòi hỏi. Ví dụ: khi mua kẹo bánh cho bé, bé thường tỏ thái độ cáu gắt là không thích 1 loại kẹo nào đó (mà theo bé đáng lẽ bạn phải hiểu điều đó). Những đứa trẻ bình thường nếu không thích sẽ đòi mua đúng loại kẹo mà bé thích.

- Học không đều (xuất sắc 1 vài môn và yếu tất cả những môn còn lại). Điều này đôi khi làm hài lòng 1 số vị phụ huynh (vì nghĩ con mình có tài) nhưng thực chất đây là 1 biểu hiện bệnh lý và có hại cho sự phát triển của trẻ.

- Hay bốc đồng.

Tác hại của bệnh:

- Khó hòa nhập với cộng đồng.

- Không thể thành đạt trong cuộc sống (nếu không được điều trị)

- Dể bị người khác lợi dụng, bắt nạt…

- Sức khỏe không tốt (yếu đuối, không nhanh nhẹn…)

Cách điều trị:

Quan tâm nhiều hơn đến trẻ, dành thời gian chơi đùa với trẻ (trẻ bị càng nặng càng cần dành nhiều thời gian để quan tâm)

Bắt trẻ phải vận động, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi tập thể
(ví dụ: đá banh, bóng chuyền, bóng ném …).

Nên quan tâm nhiều đến “thành tích” của bé, nên động viên, khuyến khích.

Nên an ủi khi bé thất bại và quan trọng nhất là phải tìm bàng được giải pháp để bé tránh được thất bại. Ví dụ: nếu bé thường bị bạn học bắt nạt thì nên cho bé “lén” đi học võ (dùng từ “lén” vì thường những trẻ như vậy thường rất yếu đuối và vụng về, cho dù có học võ nhưng cũng không thể mạnh hơn những đứa trẻ bình thường khác, chủ yếu là cho bé thêm tự tin để hạn chế bị bạn bè bắt nạt). Trường hợp bé bị nặng thì những lời động viên suông không có tác dụng (mà đôi khi còn phản tác dụng).

Đây cũng là một bệnh mà có lẽ nhiều người mắc phải!

Còn những khái niệm Đa tư tưởng, Đa lối sống, Đa quan điểm, Đa suy nghĩ???

Lê Văn Luật – 25/2/2008
(https://lvluat.wordpress.com/2013/01/21/da-nhan-cach-nguoi-nhieu-mat-va-tu-ky-am-thi/)


Tổng số thành viên: 19604
Thành viên mới nhất: Mỹ Duyên
Đang trực tuyến: 9
Lượt truy cập: 4352240